Lăng Khải Định – Đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn

 

Đến xứ Huế mộng mơ bạn không thể bỏ lỡ qua lăng Khải Định Huế – điểm check-in sống ảo tuyệt đẹp, nổi bật với kiến trúc được thiết kế công phu, tinh xảo, mang vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật.

Giới thiệu lăng Khải Định 

Lăng Khải Định – một trong những địa điểm du lịch xứ Huế hấp dẫn bạn không thể bỏ qua còn có tên gọi khác là Ứng Lăng. Nơi đây là 1 trong 7 hệ thống lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế, và là lăng mộ của vua thứ 12 nhà Nguyễn – Khải Định. Lăng Khải Định Huế ở đâu? Lăng vua Khải Định Huế nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc trên núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km.

Để lịch trình tham quan lăng Khải Định được trọn vẹn, nhiều tín đồ xê dịch chia sẻ kinh nghiệm là lựa chọn nơi nghỉ dưỡng ngay trung tâm thành phố, thuận tiện di chuyển

>>> Gợi ý những khách sạn chất lượng cao ở Huế: tại đây

Quá trình xây dựng và kiến trúc lăng Khải Định 

Quá trình xây dựng lăng Khải Định ở Huế

Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng

Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng…

Kiến trúc lăng Khải Định Huế

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:

  • Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;
  • Trụ biểu dạng phù đồ (stoupa) của Phật giáo;
  • Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
  • Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…

Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.

Các khu vực tham quan nổi bật bên trong lăng Khải Định Huế?

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm, bề thế, là lối dẫn vào tham quan lăng Khải Định Huế, bạn sẽ cần bước qua 37 bậc đầu tiên để đến nơi. Các trụ tại khu vực cổng Tam Quan được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo, cho thấy sự giao thoa văn hóa, kiến trúc Việt Ấn độc đáo.

Nghi Môn và sân Bái Đính

Từ cổng Tam Quan, bạn đi tiếp 29 bậc để đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính, ở đó, bạn sẽ choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng tượng các cận thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, các tượng đều được trạm trổ những họa tiết vô cùng tinh xảo.

Khám phá Cung Thiên Định tại lăng Khải Định

Sau khi đi qua tầng chuyển cấp (tầng 3 và 4) bên trong lăng Khải Định Huế, bạn sẽ đến được Cung Thiên Định, nằm ở tầng thứ 5 cao nhất, là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định, và cũng là khu vực tham quan độc đáo nhất, cho thấy sự sáng tạo, phá cách và yêu nghệ thuật của vị vua triều Nguyễn Khải Định.

Trải nghiệm kiến trúc độc đáo ở Điện Khải Thành trong lăng Khải Định

Điện Khải Thành là một phần trong Cung Thiên Định, là nơi đặt án thờ và thi hài vua Khải Định, phía dưới điện đặt thi hài vua, bên trên là tượng đồng vua Khải Định. Kiến trúc ở Điện Khải Thành cho thấy sự công phu và tinh xảo. Giữa Điện Khải Thành là chính tẩm, có Bửu Tán nặng 1 tấn làm từ bê tông cốt thép, nhưng nhìn vào vô cùng thanh thoát, mềm mại.

Chiêm ngưỡng tượng đồng vua Khải Định trong lăng

Lăng Khải Định Huế được nhận định là lăng tẩm phá cách, đi theo lối thiết kế riêng, bên trong có hai pho tượng bằng đồng tạc hình nhà vua với tỷ lệ 1:1: (các lăng tẩm khác không có tượng vua ở trong lăng).

2 pho tượng bên trong lăng Khải Định Huế gồm 1 tượng ngồi trên ngai vàng trong Điện Khải Thành, một pho tượng đứng:

  • Pho tượng trên ngai vàng ở Điện Khải Thành do hai người Pháp tạc và đúc tượng vào năm 1920, và nghệ nhân người Huế thực hiện phần dát vàng.
  • Pho tượng đứng do một lính thợ, quê ở Quảng Nam đúc tại Huế, ban đầu tượng được đặt ở Cung An Định, đến năm 1975 mới chuyển vào Cung Thiên Định.

Hướng dẫn tham quan Lăng Khải Định chi tiết 

Thời gian nên tới lăng Khải Định ở Huế

Để chuyến tham quan lăng Khải Định Huế hoàn hảo, bạn nên đi đến Huế vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, lúc này thời tiết ở Huế khá đẹp, không mưa cũng không quá nắng, rất thích hợp để tham quan các điểm di tích lịch sử.

Cách di chuyển tới Lăng vua Khải Định

Lăng Khải Định Huế nằm ở khu vực khá gần trung tâm thành phố Huế, chỉ khoảng 9km, nên việc đi lại khá thuận tiện, mất khoảng 20 phút di chuyển. Từ trung tâm thành phố Huế, bạn di chuyển về hướng tây lên đường Hà Nội, sau đó đi đến phía đường Ngô Quyền, tiếp tục đi theo hướng đường Điện Biên Phủ và Minh Mạng sẽ đến được lăng Khải Định Huế.

Ghé thăm Lăng Khải Định Huế cần lưu ý những gì?

  • Tham quan lăng Khải Định Huế, bạn cần lưu ý độ dốc của các bậc tam cấp, được xây khá dốc nên khi di chuyển dễ bị mệt và dễ té, cần để ý để đảm bảo an toàn.
  • Lăng Khải Định Huế được nhận định là một trong những điểm check-in sống ảo đẹp ở Huế, có nhiều góc ảnh đẹp, bạn nên tham khảo các góc ảnh đẹp trước khi đến lăng để có được những khung hình đẹp nhất
  • Trước khi tham quan lăng Khải Định Huế, bạn nên tìm hiểu về cuộc đời của vua Khải Định trước để hiểu hơn về cuộc đời cũng như kiến trúc của lăng.
  • Lưu ý điều chỉnh độ sáng của máy ảnh khi chụp hình bên trong Điện Khải Thành vì ở đó rất tối.
  • Vì là nơi linh thiêng nên bạn cần chú ý ăn mặc kín đáo, lịch sự, tránh hở hang.

>>> Gợi ý những khách sạn chất lượng cao ở Huế: tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *