Từng là thương cảng vanh danh một thời ở xứ Đàng Trong, ngày nay khu phố cổ Bao Vinh đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch đến đây tham quan và khám phá. Hãy cũng theo chân Nhà hàng Cồn Tộc khám phá nét rêu phong hay những kiến trúc mang đậm dấu ấn thăng trầm thời gian tại đây nhé.
1. Đôi nét về phố cổ Bao Vinh
Tọa lac tại phía Bắc ngoại kinh thành thuộc xã Hương Vinh – huyện Hương Trà – thành phố Huế. Phố cổ Bao Vinh từng là một thương cảng lớn nhất và là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa sầm uất bậc nhất tại xứ Đàng Trong trong suốt 2 thế kỉ 17 và 19. Hiện nay, khu phố cổ này vẫn còn bảo tồn được những nét đẹp cổ kính của khu phố cổ vài trăm năm tuổi.
Những ngôi nhà cổ kính nằm nép mình bên dòng sông
Khu phố cổ nổi bật với những căn nhà với mái ngói thấp đặc trưng của phố phường thời xưa, xen lẫn với những ngôi nhà lớn mang kiến trúc hiện đại. Hiện nay, khu phố cổ này đã trở thành một điểm tham quan và khám phá của nhiều du khách.
2. Cách di chuyển đến phố cổ Bao Vinh
– Di chuyển bằng đường bộ: từ trung tâm thành phố Huế, bạn di chuyển qua cầu Tràng Tiền. Đến cuối cầu thì rẽ phải đến đường Trần Hưng Đạo. Sau đó, rẽ trái vào đường Huỳnh Thúc Kháng chạy dọc theo con sông Đông Ba đến cuối đường. Gặp đường Đào Duy Anh, đi hết con đường đó bạn sẽ đến được Bao Vinh.
– Di chuyển bằng đường thủy: ngoài việc đến phố cổ bằng đường bộ, thì bạn có thể lựa chọn ngồi thuyền xuôi theo con sông Đông Ba. Khi đến bờ bạn chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn nữa là đến Bao Vinh.
3. Lịch sử của khu phố cổ hàng trăm năm tuổi:
Phố cổ Bao Vinh từng là một khu phố cảng trong chuỗi cảng thành thị Thanh Hà, hình thành từ đầu thế kỉ 17. Đây là nơi giao thương và trao đổi hàng hóa sầm uất của xứ Đàng Trong. Rất nhiều thương nhân Trung Quốc, Ma Cao, Nhật Bản, Ấn Độ và thậm chí là các nước châu Âu cũng về đây trao đổi.
Phố cổ Bao Vinh – thương cảng vang danh một thời ở xứ Đàng Trong
Trước đây, Bao Vinh nổi tiếng với các làng nghề như đóng hòm, cẩn xà cừ, nghề khảm,… Tuy nhiên, khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta, Kinh đô Huế bị thất thủ, từ đó Bao Vinh cũng bị tàn phá nặng nề. Theo thời gian các ngành nghề cũng bị mai một dần, nhưng người dân nơi đây vẫn cố giữ gìn và bảo tồn những mái nhà, bậc thềm, khung cảnh để minh chứng một thời vàng son của nơi đây.
4. Những địa điểm nên ghé thăm khi đến phố cổ Bao Vinh:
-
Đình làng Bao Vinh:
Là một công trình tín ngưỡng dân gian nằm trong khu phố cổ Bao Vinh, đây là nơi cố kết cộng đồng dân cư, họ tộc của làng. Đình làng Bao Vinh là nơi thờ tự các bậc hiền tiền khai canh, khai khẩn và các họ tộc Phạm, Ngô, Lê và họ Nguyễn nối tiếp nhau có công khai phá lập làng.
Đình làng Bao Vinh – nơi thờ tự những người có công khai khẩn lập làng
Đình Bao Vinh có giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt hiện nay, tại đình còn lưu giữ nhiều nguồn tư liệu chữ Hán, như: những bức hoành phi, câu đối, sắc phong… đây là tư liệu quan trọng của dân làng, giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương nói riêng và của cộng đồng người Việt nói chung. Cùng với giá trị vật thể, đình còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể. Mặc dù có ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tác động, nhưng khu vực đình vẫn còn giữ được nét cơ bản của cư dân nông nghiệp trong các lễ cúng hằng năm để nhân dân trong làng nhớ ơn những bậc tiền nhân đã có công lập làng, giữ nước…
-
Bến đò ngang Bao Vinh:
Tưởng chừng như những hình ảnh con đò lênh đênh trên sông nước để mưu sinh chỉ còn suốt hình trong thơ ca, ấy vậy mà hình ảnh này vẫn còn hiện hữu mỗi ngày ngay trong lòng thành phố Huế thơ mộng. Người ta gọi là bên đò ngang bởi khách lên đò chỉ đi qua lại giữa Bao Vinh với làng Tiên Nộn, làng Sình, làng Phú Mậu hay làng Thanh Tiên ở phía bên kia sông.
Chiếc đò lênh đênh trên con sông nhỏ, chở những người dân vác trên vai những gánh rau, gánh hoa,..đang vất vả mưu sinh. Những chuyến đò không chỉ chở con người nơi đây mà chở cả tình cảm láng giềng của những người dân sinh sống tại những ngôi làng gần đó.
-
Chợ Bao Vinh:
Chợ là nơi thể iện rõ nếp sống của người dân địa phương, vì thế đến Bao Vinh hãy dành chút thời gian để ghé thăm khu chợ quê bình yên và giản dị này nhé. Không sôi động và sầm uất như các khu chợ khác tại Huế, chợ Bao Vinh rất nhỏ và rất ít các gian hàng nhưng lại bày bán tất cả các mặt hàng.
Đặc biệt, nếu bạn ghé đến chợ vào dịp cận Tết, bạn sẽ bất ngờ bởi không khí nhộn nhịp nơi đây. Lúc này, chợ chủ yếu sẽ bày bán các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề thủ công gần đó như: hoa giấy thờ cúng của làng Thanh Tiên, tượng ông Táo của làng Địa Linh. Bạn sẽ cảm nhận một không khí Tết xưa của người Huế.
-
Chùa Thiên Giang Tự:
Không ai biết ngôi chùa cổ này được xây dựng từ năm nào, chỉ biết rằng nó đã cùng với Bao Vinh trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử thời gian. Chùa có diện tích rất nhỏ nhưng lại được dọn dẹp sạch sẽ để du khách có thể đến tham quan. Tuy gọi là chùa nhưng nơi đây không có các sư thầy sinh sống mà chỉ có các bác lớn tuổi thường xuyên đến đây trông nom và tụng kinh niệm Phật.
Chùa Thiên Giang Tự – ngôi chùa giản dị lâu đời nằm cuối phố cổ Bao Vinh
Ngôi chùa là nơi nuôi dưỡng những tấm lòng từ bi, các bác lớn tuổi nơi đây vẫn xây dựng “hũ gạo tình thương” để hỗ trợ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
-
Tiệm cafe Mắt Biếc:
Tiệm cafe Mắt Biếc thu hút giới trẻ đến check – in
Nổi lên sau bộ phim Mắt Biếc của đạo diễn Victor Vũ, đây trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Huế thu hút rất nhiều khách du lịch. Với ngôi nhà vẫn còn lưu dấu những nét đẹp cổ xưa cùng với những họa tiết mang đậm phong cách vintage, đã đem đến cho du khách nhiều cảm xúc thân thương và hoài niệm về một thời vàng son của vùng đất nay.
Bao Vinh ngày qua ngày vẫn thế, cứ nằm lặng im đợi bước chân du khách đến tham quan và khám phá. Hy vọng rằng, mỗi địa điểm mà Nhà hàng Cồn Tộc giới thiệu đến bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mảnh đất Cố đô thơ mộng này. Đừng quên ghé thăm khu phố cổ Bao Vinh để chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa lịch sử cũng như hoài niệm về một thời vang son của vùng đất này nhé.