Phá Tam Giang: Vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á ở Huế

Khám phá đầm phá Tam Giang: Làm mới du lịch Huế

Phá Tam Giang Huế không còn là điểm đến xa lạ đối với du khách trong nước và quốc tế. Tuy chưa được khai thác để trở thành một điểm đến trọng điểm của Tỉnh. Nhưng vì sự độc đáo, mới lạ nên được biết rộng rãi. Và là điểm đến thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan mỗi tháng tại địa phương. Bên cạnh nền văn hóa lịch sử lâu đời tạo nên của vùng đất Cố Đô. Những khu du lịch, bãi biển thu hút nhiều người trẻ đến check – in, nghĩ dưỡng. Thì Phá Tam Giang lại thu hút được tất cả đối tượng khách, với nhiều mục đích đều đáp ứng được. Tại sao lại có tên là Tam Giang và điều gì thu hút được du khách như vậy?

Tên gọi, Vị trí của Phá Tam Giang

Tên Gọi, Vị Trí Trên Bản Đồ

Sở dĩ người ta gọi là phá vì nó được đổ từ thượng nguồn 3 con sông. Và cái tên là Tam Giang đó là sông Bồ, sông Hương và sông Ô Lâu. Thuộc địa phận của ba huyện Quảng Điền, Hương Trà và Phong Điền. Có tiếp giáp với phần cuối với Phú Vang và Phú Lộc.

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Thương em anh cũng muốn vô

Sợ chuông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang

Do đặc điểm là đường “độc đạo”. Truông nhà Hồ có vị trí rất quan trọng trong giao thương Bắc – Nam bằng đường bộ. Thế nhưng, thời điểm đó ở truông nhà Hồ, quân thảo khấu ngang nhiên chặn đường “mãi lộ” thương buôn, người dân, thậm chí cướp cả lương thảo của triều đình.

Lịch Sử Xưa Kể Lại

Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sai quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng thân hành giải quyết vụ việc. Qua nghiên cứu, nắm được quy luật hoạt động của bọn cướp. Quan Nội tán bố trí một đoàn xe giả làm thương buôn chở lúa gạo và hàng hóa đi ngang qua truông nhà Hồ để bị cướp. Trong đó có một chiếc xe chở thóc đã được bí mật đục lỗ thủng dưới đáy do một người lính lén rút tấm ván lót đáy ra sau khi xe bị cướp. Từ những hạt lúa rơi dọc đường dẫn vào tận sào huyệt. Nội tán Nguyễn Khoa Đăng cho mở cuộc “hành quân” bao vây, bắt gọn và phá tan sào huyệt băng cướp. Lập lại sự bình yên cho đoạn truông nhà Hồ.

Nội tán Nguyễn Khoa Đăng cũng ra tay trị sóng thần trên phá Tam Giang. Qua nghiên cứu thực địa, quan Nội tán nhận ra những lời đồn và thêu dệt về sóng thần trên phá là do người dân mê tín tạo nên. Thực chất, thời bấy giờ khu vực cửa phá thông ra biển còn quá hẹp nên sóng ở khúc này luôn cuộn trào dữ dội, gây lật chìm ghe thuyền.

Kết Qủa

“Dĩ độc công độc”, quan Nội tán tổ chức một buổi lễ hết sức long trọng tại bờ cửa phá để “gọi” thần sông lên và ra lệnh bắn 3 phát đại pháo vào ngay ngọn sóng. Sau tiếng nổ vang, máu đào loang đỏ mặt phá (do phẩm điều tạo nên) trước nét mặt kinh ngạc và thán phục của đông đảo các vị bô lão lẫn ngư dân cùng giới thương hồ vùng Ngũ Quảng.

Vì vậy, khi quan binh huy động vào việc nạo vét luồng bãi để mở rộng cửa phá cho tàu bè ra vô, đi lại dễ dàng, ai cũng ào ào hưởng ứng, không còn thái độ kiêng dè, sợ sệt sóng thần như trước. Sau khi 2 “biểu tượng” hung hiểm trên đường thiên lý bị xóa tan, dân gian lại truyền tụng câu hò

Phá Tam Giang ngày rày đã cạn

Truông Nhà Hồ Nội Tán Cấm Nghiêm

Phá Tam Giang có gì mà lại hấp dẫn du khách đến vậy ?

Làng nghề đan lát Bao La

Tên Gọi

Không có một điểm đến nào vừa bao quát cả nét truyền thống độc đáo của địa phương với làng nghề hơn trăm năm cha truyền con nối Làng nghề đan lát Bao La. Cái tên này có từ lúc nào người dân không ai biết. Chỉ biết rằng nói đến Bao La là biết rằng đây là một làng nghề nổi tiếng thúng mủng xưa đến nay nổi tiếng cả vùng đất Huế.

Sản Phẩm

Các mặt hàng đan bằng tre, nứa của Bao La vừa đẹp vừa bền. Loại tre mà người dân làng Bao La dùng để đan thúng mủng, các loại vật dụng hàng ngày. Được dùng trong sinh hoạt và trong sản xuất nông nghiệp là loại một loại tre đặc biệt: thân thẳng, gióng dài mà bà con ở đây thường gọi là tre lồ ô. Từ những cây tre lồ ô này, qua bàn tay của bao đời người nối tiếp nhau ở làng quê  để tạo nên danh tiếng của một loại hàng hóa rất gần gũi và cần thiết đối với cuộc sống của con người: thúng, mủng, rổ rá, giần sàng, nong nia, tràng trẹt…

Ngày nay do sự phát triển của các mặt hàng bằng nhựa nên có rất nhiều mẫu mã đẹp cạnh tranh giá rẻ. Để chạy theo thị hiếu của thị trường khách hàng nên HTX Đan Lát Bao La đã nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ tinh tế để kịp với xu thế nhu cầu của khách và điều đặt biệt là các mặt hàng Mây tre của Bao La đã vươn tầm ra quốc tế , đi triển lãm các nước Châu Âu…( cho khách trải nghiệm cùng và bày cách đan ).

 

Làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh

Họa sĩ tô điểm lại tên làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh

Lịch Sử Hình Thành

Đây là một ngôi làng chài nhỏ nằm cạnh bến đò Cồn Tộc trước khi qua Phá. Trước năm 1985 là một nhóm làng chài thuộc dân góp của hai huyện  Phú Vang và Phú Lộc. Đến năm 2004, sát nhập vào làng Mỹ Thạnh ((làng này chuyên buôn bán và làm nông). Sau đó, đến năm 2006 sau khi đã tăng lên được 45 hộ dân. Và được đặt một tên riêng là Ngư Mỹ Thạnh. Đến nay số dân trong thôn tầm 220 hộ chuyên làm nghề ngư. Du khách được tham quan nhà Trưng Bày Sinh Vật. Nơi tái hiện lại một cách sinh động và đẹp mắt 79 loại cá và các loại thủy hải sản Tiến Vua

Vẻ Đẹp Vùng Quê

Ngoài ra, tại nơi đây, du khách có thể chiêm ngưỡng những bức tranh về cuộc sống thiết thực của ngư dân được vẽ lại bởi một dự án cộng đồng của Tỉnh. Tham gia phiên chợ chiều để được trở về với tuổi thơ: Thưởng thức những ly chè mát lành trong những ngày hè quyện lại trong tiếng Ve, cái bánh lọc nhân tôm- đậu chấm nước mắm ruốc…Hơn nữa co thể mua những loại thủy hải sản như: tôm, cá… về làm quà cho người thân hoặc bạn bè với giá rấ rẻ mà chất lượng.

Trải Nghiệm Của Du Khách

Khi về đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến vè hệ thống nuôi trồng thủy hải sản (hệ thống Nò Sáo- hồ đê và hồ không đê, hiện tại nơi đây gồm có 18 hồ có đê tương đương với 18 nò sáo được cấp sổ đỏ mặt nước), ngư cụ đánh bắt chính và đánh bắt phụ là những loại gì (loại hình đánh bắt chính là: Lừ- loại hình đánh bắt phụ như: Bủa lái, cặm dạy, làm tổ chum…)

 

Hệ sinh thái Phá Tam Giang

Hệ Sinh Thái Vùng Đầm Phá – Ảnh: Google Image.

Hệ Sinh Thái Vùng Đầm Phá

Tam Giang được mệnh danh là “biển cạn”. Với sự đa dạng, phong phú của hệ sinh thái. Là nơi sinh tồn của hàng ngàn loài sinh thuỷ có giá trị kinh tế cao. Trong đó khoảng 235 loài cá với 25 loài cá kinh tế, 12 loài tôm,18 loài cua cùng nhiều loại trìa, sò huyết, rong câu…Ước tính có khoảng 300.000 – 350.000 người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc sinh kế vào nguồn lợi đầm phá. Số dân này chiếm đến 1/3 dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, du lịch tại điểm đến càng nở rộ góp phần quảng bá đặc sản địa phương. Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ẩm Thực Vùng Nước Lợ

Hệ sinh thái đa dạng ở Phá Tam Giang – Ảnh: Google image

Du khách đến đây rất yêu thích những món ăn  tươi ngon hoàn hảo. Hải sản vùng nước lợ có vị ngon ngọt khác với vùng biển và nước ngọt. Mặt khác tính trải nghiệm thực tế làm tăng hương vị và cảm giác thích thú cho du khách. Nhiều hoạt động; nổ đò, đạp trìa,..Khiến du khách trầm trồ, tò mò góp phần tăng sự gần gũi với người dân địa phương. Huế nói chung và Tam Giang nói riêng là thiên đường của đặc sản. Nhờ sự phong phú của hệ sinh thái, người dân tạo ra hằng chục món; mắm ruốc, mắm cá, ruốc,..Là món quà cực kỳ ý nghĩa đối với bạn bè người thân hay những người con xứ Huế xa quê.

Rừng ngập mặn Rú Chá

Rừng ngập mặn Rú Chá – Ảnh: Google Image.

Di chuyển bằng thuyền lênh đênh trên mặt nước. Du khách sẽ đến với hệ thống nguyên sinh rừng ngập măn Rú Chá (Cây bần chua). Đây là một địa điểm rất được các bạn trẻ ưa thích để check in sống ảo. Đây như lạc vào một “Amazon” thu nhỏ. Những gốc cây với bộ rễ đâm sâu đan sát nhau đan sát vòm hai bên. Tạo một lối đi kín rất độc đáo và không kém phần ma mị. Hệ thống rừng nguyên sinh cùng với động vật ở đây cực kỳ đa dạng và bắt mắt. Du khách sẽ cảm giác thư giãn, thoải mái và yên bình, lãng mạn. Không ít cặp đôi lựa chọn đây là nơi chụp hình kỷ niệm, hình cưới.

Vậy đấy, Tam Giang không hề đơn điệu, nhàm chán như bạn nghĩ. Cũng như du lịch Huế, Tam Giang không ngừng đẹp hơn mỗi ngày để níu chân du khách đến lại. Quan trọng là bạn nhìn nhận hay suy nghĩ gì về nó thôi. Hãy thử một lần đây với những con người luôn chào đón như những người thân ở xa về thăm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *