Bánh màu Pháp lam – vẻ đẹp quên lãng của nền ẩm thực chốn hoàng cung

Huế từng là kinh đô của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn trong vòng 143 năm, từ 1802 đến 1945. Vì vậy, đất Thần Kinh không chỉ có tiếng về những di sản lịch sử mà còn đa dạng về ẩm thực địa phương, bao gồm những loại bánh hảo hạng như là bánh lọc, bánh khoái, bánh cuốn,…Ngoài những loại bánh kể trên, Huế còn có bánh màu Pháp Lam – một loại bánh có xuất xứ từ cung đình.

Bánh Pháp Lam có xuất xứ từ cung đình, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Từ công đoạn nhào bột, chọn các loại mứt cách gấp giấy thủ công với các mảnh (mỗi mảnh một màu) ghép lại cũng rất cầu kỳ bởi phải đảm bảo cái bánh vuông vức, đẹp mắt.

Nguyên liệu để làm bánh Pháp Lam gồm có: mứt hạt sen; mứt đu đủ, nho khô, dưa leo sấy, mứt cà chua, mứt bí đao, mứt vỏ quýt,mứt thơm, mứt gừng, mứt cà rốt, bột nếp, nước đường. Nhân bánh được ngào và dần dần dính chặt vào nhau. Sau đó tiến hành rải bột nếp, đường, nước và nhào nặn cho đến khi chiếc bánh bắt đầu thành hình vuông vức.

Từng lớp giấy sắc màu bọc bên ngoài đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng nếp gấp, sắp xếp tầng lớp và cấu trúc xen kẽ với nhau đầy nghệ thuật để tạo nên một vỏ bánh đầy màu sắc. Đôi khi chỉ cần sai sót một chút sẽ phải gấp lại vỏ hộp bánh từ những bước đầu. Chính vì độ kì công, tỉ mẩn quá cao, ít người biết cách làm sao cho đúng nên thức bánh (Pháp lam) này rất ít người biết đến.”

“Sở dĩ có tên gọi là bánh màu pháp lam là bởi khuôn màu bên ngoài dùng làm hộp bánh được làm từ giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên, với bảng màu chính trong nghệ thuật pháp lam”

Có thể nói, hiện nay việc gìn giữ cách làm bánh màu Pháp lam không chỉ giúp bảo tồn, phát huy món bánh truyền thống cung đình Huế mà còn tô thêm sự trang trọng cho bàn thờ gia tiên vào mỗi dịp lễ, Tết. Và thức bánh này nhắc nhở mọi người, nhất là những người trẻ luôn ghi nhớ những điều tốt đẹp mang đậm nét văn hoá Huế mà ông cha truyền lại.

Nguyên liệu làm bánh bao gồm: mứt hạt sen, mứt đủ đủ,.. tùy thuộc vào vườn trái cây mà có thể có những nguyên liệu khác nhau

Các loại mứt sẽ được trộn đều trên bếp lửa để bánh trong hơn.

Bột nếp được cho từng chút để bánh được đều, đẹp mắt hơn

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và trong nhà

Sau đó, nhào nặn để bánh ra được hình cuốn tròn

Cắt nhỏ ra thành từng miếng vuông vức, đẹp mắt

Bánh sẽ càng thêm lấp lánh khi nhìn dưới ánh mặt trời

Hộp bánh được tạo thành từ 6 mảnh ghép nhỏ

Rất cầu kỳ và tỉ mỉ

Rồi cho vào hộp

Bà Lê Thị Thanh Hương – người bảo tồn, gìn giữ và phát huy bánh Pháp Lam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *