Ngoài bánh khoái cá kình hay rượu, thì tại làng Chuồn còn có bánh Tét nổi tiếng. Đây là một món bánh đặc sản nức tiếng của vùng đất Cố đô, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về thì người người đều nô nức về làng Chuồn để mua được loại bánh này. Bánh tét và bánh chưng đều có những nét tương đồng nhau về nguyên liệu và cách làm, chỉ khác về hình dạng bánh. Hãy cùng Nhà hàng Cồn Tộc tìm hiểu rõ hơn về loại bánh đặc sản Cố đô mỗi dịp Tết này nhé.
1. Đôi nét về bánh tét làng Chuồn:
Làng Chuồn hay còn được gọi là làng An Truyền, thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một ngôi làng cổ nhỏ nằm cạnh Phá Tam Giang, nổi tiếng với làng nghề làm bánh Tét tiến Vua từ xa xưa.
Bánh tét làng Chuồn – đặc sản Cố đô nức tiếng gần xa
Cả ngôi làng nhỏ tập nấp, nhộn nhịp vào thời điểm những ngày cuối tháng Chạp để chuẩn bị những đòn bánh tét phục vụ cho dịp Tết nguyên đán. Để làm ra một đòn bánh tét ngon, đúng điệu làng Chuồn thì tất cả các công đoạn đều phải được chuẩn bị tỉ mỉ, kĩ càng và đặc biệt là kinh nghiệm và kĩ năng của người làm bánh cũng là một yếu tố quan trọng để làm tăng hương vị của bánh.
2. Công đoạn làm bánh tét làng Chuồn:
-
Công đoạn chọn nguyên liệu:
Loại nếp dùng để làm bánh tét làng Chuồn phải là nếp Tây đều hạt, được sàng kĩ để không lẫn gạo, cát, bong cỏ hay các tạp chất khác. Nếp trước khi nấu cần phải ngâm kĩ, vút thật sạch, ráo nước để bánh bảo đảm bánh để thể để được lâu.
Đậu xanh dùng làm nhân phải là đậu xanh nguyên hạt được đãi sạch vỏ. Sau đó, đem nấu chín cùng một vài loại gia vị để tạo độ đậm đà cho bánh. Phần thịt lợn làm nhân phải luôn là thịt ba chỉ, ướp cùng một vài loại gia vị.
Các nguyên liệu để làm ra một đòn bánh tét ngon đúng điệu
Lá để dùng gói bánh tét làng Chuồn là loại lá chuối sứ bản to, dày dặn, không quá non cũng không quá già, lá mới có độ dai và không dễ rách. Không những thế, khi luộc chín chúng còn tạo màu xanh cho vỏ bánh. Khi được rửa sạch, lau khô, lá được xếp thành từng lớp để gói bánh sau này. Lạt giang vót mỏng dễ cột chặt làm cho bánh ổn định hình thể và không thấm nước nhiều làm nhão bánh.
-
Công đoạn gói bánh:
Là công đoạn quan trọng nhất vì đây là bước tạo hình cho bánh. Khác với bánh chưng dùng khuôn để định hình thì bánh tét chỉ phụ thuộc vào bàn tay điêu luyện và kinh nghiệm lâu năm của người gói.
Những người gói bánh phải thật khéo tay để có thể cho ra đời một đòn bánh tét đẹp
Để chiếc bánh được gói đẹp mắt thì nếp phải vừa đủ, nhân bánh phải được đặt ngay chính giữa thì khi cắt ra bánh mới đẹp. Không được buột lạc quá chặt hoặc quá lỏng. Một đòn bánh đẹp phải là đòn bánh có hình trụ tròn đều, lạt quấn đều tay.
-
Công đoạn luộc bánh:
Để có một nồi bánh tét ngon thì bếp lửa phải được duy trì trong 12 tiếng
Công đoạn luộc bánh cũng là một bước vô cùng quan trọng, để bánh được chín đều, hạt nếp không bị sống. Thì bạn phải giữ lửa suốt quá trình luộc. Bếp lửa phải được duy trì và cháy đều trong vòng 12 tiếng. Đế lá không bị úa màu cần thay nước ít nhất hai lần và duy trì nhiệt độ trong quá trình nấu bánh.
3. Thưởng thức bánh tét làng Chuồn:
Bánh tét ngon hơn khi ăn cùng dưa món
Người Huế thưởng thức bánh tét bằng cách tét bánh bằng sợi dây lạc buộc bánh, xong đó sắp bánh ra dĩa gọn gàng ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn mặn mặn. Khi thưởng thức bánh tét, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm dẻo và thoang thoảng mùi thơm của nếp Tây, vị bùi bùi của đậu xanh kết hợp cùng vị béo ngậy của thịt ba chỉ và một xíu vị cay nồng của tiêu hành. Tất cả tạo nên một đòn bánh tét làng Chuồn thơm ngon, hấp dẫn.
Qua bao nhiêu thế hệ, năm tháng thì người dân làng Chuồn vẫn gìn giữ được nét đẹp truyền thống của nghề làm bánh này. Mang trong mình hương vị riêng bánh tét làng Chuồn đã trở thành một loại đặc sản mà bạn không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Cố đô. Nếu bạn đang có ý định ghé thăm Huế thì đừng quên theo dõi các bài viết của Nhà hàng Cồn Tộc mỗi ngày để có thể hiểu hơn về du lịch Huế cũng như các món ngon tại Huế nhé.