Về Huế nghe giai điệu thi ca trên dòng sông Hương thơ mộng

Ca Huế được biết đến là một món ăn tinh thần, một thú vui tao nhã của người Huế. Vì thế, có nhiều người hay bảo nhau rằng: “Nếu chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế”. Bởi vậy, đối với nhiều du khách, khi đến Huế, dù có vội vã đến đâu cũng đều phải bớt thời gian để lắng nghe Ca Huế, ngắm nhìn cầu Tràng Tiền lấp lánh trong đêm, khi ấy mới có thể cảm nhận rõ được vẻ đẹp bình dị mà thơ mộng của vùng đất này cũng như thấy được con người nơi đây dễ thương và mến khách như thế nào.

1. Ca Huế – Nét đẹp trưng riêng của Huế.

Theo nhiều nghiên cứu, Ca Huế được hình thành và phát triển từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII, sang đến thế kỉ XIX vào thời vua Tự Đức là thời kì hưng thịnh nhất. Ca Huế là một thú vui tao nhã của vua chúa, các hoàng thân quốc thích, các gia đình danh gia vọng tộc trong suốt thời gian dài khi Huế là thủ phủ của Đàng Trong.

 

Ca Huế – nét đặc trưng riêng của Huế
Ca Huế – nét đặc trưng riêng của Huế

Ca Huế khởi nguồn từ hát trong cung vua phủ chúa, với lối hát nhã nhặn, trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng. Theo thời gian lối hát này đã được dân gian hóa để có điều kiện đến gần hơn với tầng lớp quần chúng nhân dân.

Ca Huế có hệ thống bài bản phong phú bao gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo 3 điệu thức lớn là: điệu Bắc, điệu Nam và điệu Nam Xuân. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Ngược lại, điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, mang đầy nỗi ai oán. Điệu Nam Xuân hay được coi là điệu “lưỡng tính” là những bài mang âm điệu bâng khuâng, mơ hồ, mang đậm sắc thái buồn rõ hơn.

2. Thưởng thức Ca Huế trên sông Hương.

Có nhiều người hay bảo nhau rằng: “Nếu chưa nghe Ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đền Huế”. Vậy thì cùng Du lịch Đại Bàng tìm hiểu xem những tiết mục được biểu diễn trong chương trình Ca Huế có gì đặc sắc nhé.

Để mở đầu cho đêm nhạc Ca Huế trên sông Hương sẽ là 4 nhạc khúc: Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ. Tiếp theo sau đó sẽ là những điệu hò Huế đối đáp và tân nhạc Huế đặc sắc. Kết hợp cùng với tiếng hát trầm bổn, du dương của những nghệ sĩ sẽ là dàn nhạc cụ truyền thống bao gồm: đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách,…Tất cả sẽ đem đến cho bạn một cảm giác như đang lạc vào miền kí ức sâu thẳm, khó quên.

Ca Huế là sự phối hợp hài hòa giữa giọng hát ngọt ngào của những nghệ sĩ và nhạc cụ truyền thống
Ca Huế là sự phối hợp hài hòa giữa giọng hát ngọt ngào của những nghệ sĩ và nhạc cụ truyền thống

Sau khi thuyền trôi đến bến Văn Lâu, bạn sẽ được trải nghiệm một nét đẹp văn hóa tâm linh – thả đèn hoa đăng. Theo quan niệm của người xưa thì việc thả đèn hoa đăng mang ý nghĩa cầu bình an, phước lành đến cho mọi người. Và đặc biệt, là chiếc đèn hoa đăng còn mang theo những ưu tư, muộn phiền của bạn trôi theo dòng nước, bạn sẽ cảm nhận được tâm mình thanh tịnh hơn.

Thả đèn hoa đèn – nét đẹp văn hóa tâm linh
Thả đèn hoa đèn – nét đẹp văn hóa tâm linh

3. Giá vé nghe Ca Huế:

Hiện nay, dịch vụ nghe ca Huế trên sông Hương được chia thành 2 mức giá chính để du khách có thể tham khảo:

  • Giá vé nghe Ca Huế cho khách ghép đoàn:

– Hình thức: bán vé lẻ, ghép cùng các đoàn khách khác

– Thời gian: suất 1 (19h00 – 20h00) và suất 2 (20h00 – 21h00)

– Giá vé: 100.000 đồng/ khách nội địa; 150.000 đồng/ khách quốc tế

  • Giá vé nghe Ca Huế theo đoàn:

– Hình thức: bao gồm vé nghe Ca Huế và chi phí thuê thuyền rồng trên sông Hương cho khách đi theo đoàn

– Thời gian: suất 1 (19h00 – 20h00) và suất 2 (20h00 – 21h00). (Nếu muốn đi theo khung giờ bạn chọn, vui lòng đặt trước).

– Giá vé: 1.200.000đ/thuyền 8 chỗ – 1.500.000đ/thuyền 27 chỗ.

  • Giá vé bao gồm:

– Phí thuyền rồng đi trên sông Hương

– Nghe trình diễn Ca Huế

4. Đặt vé nghe Ca Huế ở đâu.

Với những ai chưa từng nghe ca Huế, chắc chắn sẽ băn khoăn không biết nên mua vé tại đâu. Đừng lo lắng, Nhà hàng Cồn Tộc sẽ gợi ý cho bạn một vài địa điểm bạn có thể tham khảo nhé:

  • Mua trực tiếp tại bến thuyền:

Các thuyền rồng biểu diễn Ca Huế thường sẽ dừng lại tại bến Tòa Khâm (48 Lê Lợi, Huế), vì thế bạn có thể đến tại đây mua vé tại khu vực cổng bán vé. Đừng quên mua vé trước giờ thuyền chạy để không bỏ lỡ những tiết mục đặc sắc nhé.

  • Mua qua các công ty lữ hành:

Không cần phải đến sớm xếp hàng mua vé, lại còn được hỗ trợ tận tình nếu xảy ra sự cố: thay đổi lịch diễn do thời tiết,…Bạn có thể tìm mua vé Ca Huế ở các công ty lữ hành ở trang web của công ty với thao tác vô cùng đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng.

Trong chuyến hành trình khám phá Cố đô Huế sẽ là thiếu xót nếu như bạn không thưởng thức Ca Huế đấy nhé. Với sự kết hợp giữa âm sắc ngọt ngào của những người nghệ sĩ với các loại nhạc cụ truyền thống. Ca Huế sẽ khiến bạn nhớ hoài, nhớ mãi, nghe một lần là lại muốn quay lại Huế để nghe những làn điệu buồn da diết hay những làn điệu vui tươi. Hy vọng, với những chia sẻ của Nhà hàng Cồn Tộc, bạn sẽ có chuyến hành trình trải nghiệm loại hình nghệ thuật độc đáo này một cách đáng nhớ nhất. Và đừng quên theo dõi Nhà hàng Cồn Tộc để có thể tìm hiểu và khám phá về du lịch Huế bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *