Chùa Huyền Không – tiên cảnh giữa phàm trần

Huế không chỉ nổi tiếng với những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sự. Nơi đây, còn là cái nôi của nền văn hóa Phật giáo của nước ta, vì thế mà không quá xa lạ gì khi Huế có rất nhiều ngôi chùa cổ, vừa linh thiêng vừa xinh đẹp. Nổi bật trong số đó không thể không nhắc đến – chùa Huyền Không một điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách ghé thăm, chiêm bái mối khi đến Huế. Chùa Huyền Không sẽ là một địa điểm du lịch tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Hãy theo chân Nhà hàng Cồn Tộc để tìm hiểu rõ hơn về ngôi chùa này nhé.

1. Vài nét về chùa Huyền Không

Chùa Huyền Không hay còn được biết với tên gọi là Huyền Không 1 hay Huyền Không Sơn Trung, tọa lạc ở thôn Nham Biển xã Hương Hồ, huyện Hương Trà.

Đây là một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông (Kinh). Đến với ngôi chùa này, bạn sẽ ấn tượng với lối kiến trúc độc đáo cùng khung cảnh chùa đẹp tựa như chốn bồng lai tiên cảnh.

Ngôi chùa thuộc phái Nam Tông

Tiền thân của chùa Huyền Không ban đầu là một ngôi chùa nhỏ dựng lên bằng tre nứa vào năm 1973 ở phía Bắc đèo Hải Vân, nằm ở Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Sau đó 5 năm, tức là vào năm 1978, chùa mới được sư Giới Đức cho chuyển về vị trí hiện nay với phần cửa chùa hướng về phía Đông Nam. Đến sau này, tức là năm 1993, phần Chánh Điện chùa được xây dựng lại quy mô hơn và hoàn thành vào 2 năm sau đó.

Ngày này, ngôi chùa trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn nhiều du khách ghé thăm nhờ sự kết hợp hài hòa giữa vẻ cổ kính của vùng đất cố đô và nét đẹp ấn tượng của hai nền văn hóa Phật giáo Nhật Bản – Ấn Độ, khiến du khách có cảm giác như đang được du lịch nước ngoài.

2. Đường đi đến chùa Huyền Không:

Từ trung tâm thành phố Huế, du khách di chuyển về hướng Tây Bắc, men theo dòng sông Hương, qua khỏi chùa Thiên Mụ khoảng 2km,  gặp cầu Long Hồ rẽ tay phải theo biển hướng dẫn đặt ở đầu cầu. Di chuyển thêm 500m nữa du khách sẽ qua cây cầu nhỏ xinh xinh cũng có tên là Huyền Không. Từ vị trí này, du khách đã thấy một phần thân và ngọn ngôi bảo tháp lừng lững hiện lên giữa bầu trời.Qua cầu, rẽ về trái khoảng 100m, du khách sẽ thấy cổng chùa cao lớn đã hiện ra trước mắt.

3. Khám phá vẻ đẹp kiến trúc chùa Huyền Không:

  • Cổng chùa Huyền Không ở Huế:

Cổng chùa có mô típ kiến trúc 13 tầng mái, có chiều cao 15m, rộng 13m; linh vật trang trí chính là chim khổng tước tả thực, lông đuôi hoặc logo biểu tượng ở bờ quyết, góc mái hoặc tại vị trí trang trọng chính giữa mái.

Nổi bật ở trung tâm cổng là dòng đại tự CHÙA HUYỀN KHÔNG màu vàng kim; chung quanh cũng được trang trí bằng họa tiết chim khổng tước và hoa sen. Bọc quanh thân cổng và các thân trụ tường thành hai bên cổng lại là một nhóm phù điêu chưa từng xuất hiện ở các công trình kiến trúc Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay.

Nguồn gốc các họa tiết phù điêu này được các nghệ nhân “tham khảo” từ hệ thống hoa văn phù điêu của thánh địa Mỹ Sơn, Champa.

  • Kiến trúc Chánh điện:

Trong chánh điện, tại vị trí trung tâm, tôn trí duy nhất một pho tượng Phật Thích Ca bằng ciment, sơn màu vỏ trứng sẫm, vẻ mặt thanh thoát và từ ái, tay phải đưa lên, tay trái đặt trên lòng bàn chân – với tư thế này Ðức Phật như đang đàm đạo cùng các đệ tử.

Dáng dấp tượng có đường nét tương tự mô típ tượng của các xứ Phật giáo Nam tông nhưng tính dân tộc và nhân bản được thể hiện rất cao. Bảo tượng cao 1,54m, đặt trên toà sen cao 1,5m. Một bảo lan bằng bê tông giả gỗ phân cách phần thờ phụng và lễ bái của Phật tử tạo nên một không gian trang nghiêm, tôn kính.

Chánh điện trang trí đơn giản, thanh tịnh và trong sáng. Phật tử vào lễ Phật trong khung cảnh đó sẽ cảm thấy tâm hồn mình thảnh thơi, lắng dịu. Khi nghe lời kinh của chư Tăng lại càng hoan hỷ hơn, vì âm điệu kinh Pāli vang vọng nhẹ nhàng, trầm bỗng ngân nga như tiếng sóng biển dội vào bờ từng đợt, từng đợt.

  • Bảo tháp Đại Giác:

Bảo tháp Đại Giác được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp Mahā Bodhi Gāya ở Ấn Độ nhưng kích cỡ thu nhỏ hơn. Chiều cao của tháp chính là 37m, bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24m, chiều dài cạnh đáy ngang là 15,4m, cạnh đáy dọc là 9,4m. Tháp được xây dựng bằng gạch đất sét nung với hệ dầm, cột bê-tông làm khung chịu lực. Bốn tháp phụ mang tính trang trí và đối trọng lực để tạo sự cân bằng cho tháp chính khi có bão lớn và biến động đất.

Tháp có một tầng nền làm đế và phía trên là quần thể tháp 5 ngôi. Trong đó chỉ có ngôi tháp chính có không gian bên trong đủ rộng để sử dụng nên được bố trí thành 6 tầng.

Chóp tháp có màu vàng rực rỡ và thân tháp với màu trắng nổi bật, chạm trổ nhiều hoa văn đậm chất Ấn Độ, tạo nên một góc check in đậm chất “ngoại quốc” trong khuôn viên ngôi chùa Việt ở đất cố đô. Tòa bảo tháp cứ thế đứng hiên ngang giữa đất trời, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho chùa Huyền Không 1 ở Huế.

  • Không gian sân vườn:

Thanh Tâm Viên, khu vườn mang đậm thiết kế vườn Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa cây cối, độ cao thay đổi và các tiểu cảnh như: dương liễu, cỏ xanh, hoa sứ, thiên tuế,… Các chi tiết đá trang trí nằm rải rác trong vườn, men theo lối đi bằng đá chạy quanh co.

Hàm Nguyệt Trì hồ nước nhỏ tại chùa Huyền Không giúp điều hòa không khí và cung cấp nguồn nước tưới cho cây cối trong vườn. Sự kết hợp hài giữa không gian hồ nước – sân vườn cùng tiếng chuông chùa phía xa vọng lại khiến du khách như quên hết mọi mệt mỏi, chìm đắm trong không gian thanh tịnh của chùa Huyền Không.

  • Uyên Hà Các với lối kiến trúc tinh tế

Đây là khu vực làm việc và sinh hoạt của sư tại chùa Huyền Không. Kiến trúc của tòa nhà toát nên vẻ đẹp tinh tế cùng những đường nét nhẹ nhàng, nhiều tầng mái chồng lên nhau nhưng không hề rối mắt. Hệ thống cửa gỗ được chạm khắc tinh xảo, bắt mắt. Phía sau Yên Hà Các là công trình 4 tầng được xây cuối năm 2020 là nơi tổ chức giảng dạy Đạo Phật cho tăng ni phật tử, đồng thời cũng là nơi ở cho Pháp Tăng mỗi dịp tổ chức.

4. Một vài lưu ý:

Cũng giống như các điểm du lịch tâm linh khác, bạn nên lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự khi vào chùa.

Cần giữ yên lặng, đi nhẹ nói khẽ để không ảnh hưởng đến trang nghiêm và thanh tịnh của chùa.

Trên đây là những thông tin hữu ích về chùa Huyền Không Sơn Trung mà Nhà hàng Cồn Tộc muốn chia sẻ đến bạn. Với sự độc đáo trong kiến trúc cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nơi đây hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho chuyến tham quan Huế của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *