Gỏi thập cẩm – Đậm vị ẩm thực xứ Huế

Gỏi thập cẩm được biết đến là một trong những món ăn ngon của vùng đất cố đô. Cũng như các món nộm trong nam ngoài bắc khác, nhưng gỏi thập cẩm ở Huế lại cầu kì, tinh tế hơn với đủ bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Để làm nên món này đòi hỏi người làm phải khéo léo, chăm chút và cẩn thận. Cùng Nhà Hàng Cồn Tộc tìm hiểu cách làm món ngon này nhé!

1. Gỏi thập cẩm Huế – Món ăn đậm vị xứ Huế

Gỏi thập cẩm Huế là một trong những món ăn đặc trưng của cố đô. Với cái vị chua chua, ngọt thanh, giòn giòn của các loại rau củ. Người ta đã thật biết kết hợp món ăn này cùng bánh phồng tôm một loại bánh vốn đã khá giòn và đậm vị rất khiến người thưởng thức cảm thấy hài lòng. Món ăn này khá đơn giản mà lại dễ làm, bạn sẽ không mất nhiều thời gian cũng như công sức để chế biến nó.

Ngoài ra, còn có món gỏi thập cẩm chay cũng được biến tấu khá nhiều với nhiều hình thức khác nhau nhưng dù có biến tấu thế nào thì món gỏi thơm ngon này vẫn giữ được hương vị riêng vốn có của nó. Chắc bạn sẽ cảm thấy thật thích thú khi một lần được thưởng thức món gỏi thập cẩm Huế. Một hương vị khó quên mà bạn sẽ chỉ muốn thưởng thức lại nhiều lần nữa sau những bũa ăn nhiều dầu mỡ hay tiệc tùng.

2. Cách làm gỏi thập cẩm Huế

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Tôm: 200gr
  • Thịt ba rọi: 200gr
  • Chả lụa: 100gr
  • Bắp chuối hột: 100gr
  • Nấm mèo: 20gr
  • Cà rốt, củ cải: 100gr
  • Dưa leo: 100gr
  • Xoài: 200gr

2.2 Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bắp chuối hột lột bỏ lớp già bên ngoài, xắt mỏng, ngâm nước muối loãng và chanh để bắp chuối không bị đen. Khi nào dùng thì rửa sạch, để ráo nước
  • Rau thơm các loại chỉ nhặt lấy lá, rửa sạch, xắt nhỏ.
  • Nấm mèo ngâm rửa sạch, cắt bỏ cuống, xắt sợi.
  • Thịt gà xé sợi vừa ăn để trộn vào gỏi
  • Phi hành thơm với dầu nóng, cho nấm vào xào cùng 1/2 thìa muối, 1/4 thìa bột ngọt và 1/4 thìa tiêu.
  • Chả lụa xắt sợi nhuyễn.
  • Xoài gọt vỏ, xắt sợi.
  • Lạc rang vàng, giã nhuyễn.
  • Mì vàng đem chiên phồng, bánh mè dày nướng vàng đều hoặc mang bánh phồng tôm chiên giòn.
  • Dưa leo: rửa sạch, bỏ ruột lấy vỏ xanh, thái sợi chỉ nhỏ, rồi đem ướp với 1 muỗng xúp dưa đường và giấm.
  • Cà rốt:  gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi con chì mỏng, rồi ướp với một muỗng xúp đường và giấm.

Bước 2: Pha nước mắm trộn gỏi

Để làm nước trộn gỏi, trước tiên bạn đun khoảng 100ml nước mắm cùng 200gr đường trên bếp với lửa nhỏ, khuấy đều trong khi đun đợi đến khi thấy đường tan hết thì tắt bếp, để nguội. Tiếp đến băm 3 tép tỏi, 2 quả ớt đỏ, nước cốt chanh vào hỗn hợp mắm đường, nêm lại sao cho hợp khẩu vị là được.

Bước 3: Trộn gỏi

Cho cà rốt, hoa chuối, thịt ba rọi, tôm, chả lụa, nấm mèo, dưa leo… vào 1 cái tô lớn, sau đó cho nước trộn gỏi lên phía trên, thêm nữa muỗng cà phê hạt tiêu rồi đảo đều, nhẹ tay trong khoảng 3 phút để các nguyên liệu ngấm đều nước trộn gỏi.

Bước 4: Trang trí và thưởng thức

Dùng dĩa tròn lớn để xếp phần gỏi lên trên, bạn có thể dọn chung với chén nước mắm và đĩa bánh tráng nướng hoặc phồng tôm. Bánh tráng giòn, tôm thịt vị ngọt tự nhiên cùng với dưa leo, xoài mát lành…khiến món gỏi đặc trưng xứ Huế trở nên hấp dẫn và khó quên trong lòng thực khách. Chắc chắn bạn sẽ thích thú khi một lần được thưởng thức món gỏi thập cẩm Huế này, một hương vị khó quên mà bạn sẽ chỉ muốn thưởng thức lại nhiều lần nữa sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ hay tiệc tùng.

Gỏi thập cẩm Huế là món ăn trứ danh với trọn vị xứ Huế. Với bài viết chia sẻ trên, chúc bạn có thể ghi thêm một món ăn vào danh sách những món ăn để chiêu đãi cho những người thân yêu. Theo dõi Nhà Hàng Cồn Tộc để biết thêm những món ngon xứ Huế nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *