Nguyên tắc ướp gia vị cho thức ăn chuẩn vị nhà hàng

Ướp gia vị là tiền đề quan trọng để các món thịt, cá tôm thơm ngon, đậm đà. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ thường làm theo thói quen mà không có nguyên tắc nào cả, khiến món ăn ở nhà không thể ngon như “ở ngoài”. Hãy học ngay nguyên tắc ướp gia vị cho thức ăn chuẩn nhà hàng dưới đây để mọi món ăn của bạn thêm hoàn hảo nhé.

Có khi nào bạn nấu ăn mà cảm giác nước thường bị mặn hơn cái, hay nước đã chuẩn vị nhưng cái lại nhạt nhẽo, hoặc món ăn không có mùi vị chuẩn như mong muốn chưa? Đó có thể là vì bạn chưa đầu tư thời gian ướp và chưa nắm được thứ tự các gia vị để ướp món ăn đúng chuẩn.

1. Ướp gia vị cho thức ăn cần có thứ tự

Thứ tự ướp gia vị có lẽ là điều khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi từ xưa đến nay, các mẹ thường tẩm ướp theo thói quen, tiện tay hộp gia vị nào là lấy ra cho vào trước. Tuy nhiên để trở thành bà nội trợ khéo léo và tinh tế hơn, hãy biết cách tẩm ướp giá vị một cách có thứ tự. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến khả năng ngấm gia vị, sự hòa quyện của các hương vị và cả sự đồng đều gia vị trong món ăn.

Nguyên tắc gia vị ướp thức ăn theo thứ tự như sau: mặn – ngọt – thơm – cay – không mùi. Nhớ và tuân thủ các nguyên tắc này cũng giúp bạn không bỏ sót bất cứ gia vị nào. Cụ thể như sau:

Trước tiên là cần nêm các loại gia vị mặt như muối, nước mắm, hạt nêm. Đây là các loại gia vị quan trọng cần được ngấm sâu vào thức ăn. Tốt nhất là bạn nêm vào sau đó đảo đều rồi mới cho các gia vị khác. Điều này đảm bảo chúng sẽ ngấm vào thức ăn, tránh tình trạng mắn muối ngấm không đều, không đủ dẫn đến món ăn nhạt nhẽo nhưng nước thì mặn chát.

Thứ hai là các gia vị ngọt như bột ngọt, đường, mật ong… Chúng sẽ tương tác với vị mặn tạo nên sự hài hòa cho món ăn.

Thứ ba là gia vị tạo mùi: Rượu, hành, tỏi, vừng, tiêu… Sau khi món ăn đã ngấm gia vị mặn ngọt, các gia vị tạo mùi sẽ giúp dậy mùi thức ăn.

Thứ tư là gia vị cay: ớt, gừng…tạo cho món ăn thêm thêm đậm đà.

Cuối cùng là gia vị không mùi: Một số món ăn cần ướp thêm với dầu ăn, các loại bột, trứng… Các loại này nên được cho sau cùng để đảm bảo chúng không cản trở khả năng ngấm các gia vị quan trọng nói trên của món ăn.

2. Thời gian ướp gia vị là bao lâu?

Hầu hết các món ăn không đạt chuẩn vị, một mặt vì nêm thiếu gia vị, mặt khác là do thời gian ướp không phù hợp. Ướp quá lâu hoặc quá nhanh đều ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn. Hơn nữa, mỗi món cần thời gian ướp khác nhau, các bà nội trợ cần nắm rõ. Cụ thể:

Các loại thịt gà, lợn để xào, kho, chiên thời gian ướp 30-40 phút, còn nếu là món nướng thì cần ướp 2-3 tiếng để gia vị ngấm sâu và từng thớ thịt. Thịt bò nguyên khối, thịt cừu, ướp 10 phút, thịt bò thái lát ướp 30 phút, còn nếu là thịt bò xay thì nên ướp nhanh 2-3 phút là được.

Hầu hết các loại thủy hải sản cần thời gian ướp 15-20 phút như cá, tôm chưa bóc vỏ (với tôm bóc vỏ chỉ cần ướp 5-10 phút). Với các loại hải sản chứa nhiều nước như mực, bạch tuộc chỉ cần ướp 10 – 15 phút. Không nên ướp các thực phẩm thủy hải sản quá lâu vì chúng sẽ ra nước, không giữ được độ tươi ngon ban đầu.

Một số loại rau củ rất khó ngấm gia vị, vì vậy chúng cũng cần được ướp chút muối trước khi nấu như đậu, bí ngô…Cá loại rau củ dùng để nướng như đậu bắp, hành tây, nấm mỡ, ớt chuông, cà tím…cũng nên được ướp trước để khi ăn thơm ngon, đậm đà hơn. Thời gian ướp rau củ không nên quá 5 phút.

Trên đây là nguyên tắc ướp gia vị cho thức ăn hàng ngày. Nắm được các nguyên tắc này, món ăn của bạn sẽ luôn đủ vị, chuẩn vị và đậm đà thơm ngon như nhà hàng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *