TOP 7 món ăn không thể thiếu trong ngày Tết

Mẫm cổ ngày Tết của người Việt thường được chuẩn bị rất thịnh soan, đầy đủ. Điều này không chỉ thể hiện sự no ấm, thịnh vượng mà còn hàm chứa  mong ước về một năm mới đầy đủ, phát đạt. Dưới đây là những món ngon ngày Tết luôn hiện diện trong mâm cỗ truyền thống của ở  ba miền Bắc – Trung – Nam. 

1. Thịt gà luộc:

Gà luộc là một trong những món ăn quen thuộc mà bạn có thể thấy trong mâm cổ của người Việt. Gà luộc không chỉ là lễ vật bắt buộc khi dâng cúng, bên cạnh đó đĩa gà luộc còn tăng vẻ trang trọng cho bữa ăn. Một đĩa gà luộc vàng ươm, căng bóng, thịt mềm và dai. Vị thơm ngon của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.

2. Bánh chưng, bánh tét:

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mâm cỗ ngày Tết ở cả 3 miền đều không thể thiếu món này. Chiếc bánh “gói ghém cả nền văn minh nông nghiệp lúa nước”, được làm từ những nguyên liệu sẵn có của mọi nhà, thể hiện lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Câu chuyện về sự ra đời của bánh chưng còn thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ, tổ tiên.

3. Xôi gấc:

Bên cạnh bánh chưng, bánh tét thì xôi gấc cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của ông bà xưa, thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc vì thế mà xôi gấc đỏ được người dân khắp cả nước ưa chuộng vào ngày Tết.

Cách nấu xôi gấc truyền thống dẻo thơm cực hấp dẫn tại nhà

Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.

4. Nem rán:

Món nem rán thơm ngon, giòn rụm là một món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu không ngày Tết. Với nhiều hương vị chua cay mặn ngọt nhờ các nguyên liệu chính như thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương, rau, giá…, nem rán nên được coi là món ăn “quốc hồn, quốc túy”.

5. Canh khổ qua:

Canh khổ qua (mướp đắng) được nấu vào dịp Tết với ý nghĩa mong cho những khó khăn, vất vả, cay đắng của năm cũ qua đi, sang năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi. Vì thế với nhiều gia đình, đây là món ngon ngày Tết không thể thiếu.

Bí quyết nấu canh khổ qua dồn thịt không bao giờ bị đắng

6. Giò lụa:

Đây là một trong những món ăn gần như bắt buộc phải có, nằm ở vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết với ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Giò lụa được làm từ thịt heo giã nhuyễn trong cối đá, gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Những cây giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon còn là món quà Tết mọi người tặng nhau.

4 Công Thức Làm Giò Lụa Thơm Ngon Đơn Giản Ngay Tại Nhà

7. Canh măng khô chân giò:

Canh măng khô hầm với xương và móng giò là món ngon ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm của người miền Bắc. Vị ngọt đậm đà của nước xương ngấm vào  măng khô, cộng với mùi thơm của hành lá, mùi tàu và khiến nhiều người có thể ăn no món này. Đây cũng là món canh chống ngán hiệu quả trong những ngày Tết ngập tràn thịt, giò chả, bánh chưng.

Cách làm canh măng khô ngày Tết nấu chân giò ngon bổ dưỡng

Mỗi một món ăn trên mâm cỗ người Việt đều mang một ý nghĩa riêng. Nhân dịp Tết đến Xuân về, Nhà hàng Cồn Tộc xin chúc Quý khách hàng đón một năm mới bình an, hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *